Chắc hẳn bạn đã từng thử kết hợp rượu vang với một dĩa lòng lợn, một chén cơm rang hay một mâm gỏi sống. Nếu bạn đã có trải nghiệm này, hãy chia sẻ với mọi người. Nếu bạn chưa thử và tò mò về cách kết hợp mới lạ này, hãy theo Xwine để khám phá nguyên tắc và ví dụ về cách kết hợp rượu vang với đồ ăn Việt trong bài viết hôm nay.
Trong tâm trí nhiều người, rượu vang vẫn là một thức uống ngoại nhập từ Châu Âu, chỉ thích hợp với các món Âu như thịt xông khói, mì Spaghetti, Goulash, Wiener Schnitzel hay Rosti. Điều này không hoàn toàn sai, nhưng như câu nói “nhập gia tùy tục”, rượu vang và con người khi đặt chân đến một nơi nào đó, cần phải thích ứng với văn hóa, phong cách và ẩm thực của đất nước đó.
Dù biết rằng các món ăn Châu Á, đặc biệt là món ăn Việt, có hương vị đậm đà và cách chế biến khác biệt so với các món phương Tây, việc kết hợp rượu vang không quá khó.
Kết Hợp Rượu Vang và Món Ăn
Rượu Vang
Do có đa dạng loại rượu với nồng độ cồn và hương vị khác nhau, chúng ta chỉ cần lưu ý các điểm cơ bản sau:
Uống từ: Vang sủi -> vang trắng khô -> vang trắng đậm hơn -> vang hồng (rose), vang hơi ngọt -> vang đỏ nhẹ độ, trẻ, hương vị nhẹ -> vang đỏ vị vừa -> vang đỏ đậm vị, nồng độ cồn cao -> vang ngọt.
Thực Phẩm
Thông thường, chúng ta có thể kết hợp rượu vang với các món khai vị, hải sản, thức ăn gia cầm ít gia vị như luộc hấp, nướng. Những món nhiều gia vị, mùi vị nồng hơn như lợn, cừu, thú rừng sẽ kết hợp với các loại rượu đậm vị hơn. Món ăn có hương vị nhẹ sẽ kết hợp với những loại rượu nhẹ.
Tất nhiên, cách kết hợp này sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị. Vì rượu vang có vị hương vị dịu nhẹ, không làm mất đi hương vị thoang thoảng của món ăn nhẹ.
Ví dụ về Kết Hợp Rượu Vang và Món Ăn Việt
-
Món đơn giản:
- Rau luộc, đậu phụ hấp, nộm đu đủ, cơm hấp lá sen, các món gỏi: Vang sủi bọt, vang trắng nhẹ, vang hồng không ngọt.
-
Món có bổ sung gia vị:
- Hải sản nướng hàu bỏ lò, tôm nướng, cá om dưa, ốc sốt me, mực chiên xù: Vang sủi bọt, vang trắng, vang hồng đậm vị, vang bán ngọt.
-
Món ăn từ thịt gia cầm:
- Gà hấp, vịt ngan luộc, thịt lợn luộc: Rượu vang đỏ nhẹ nhàng, dễ uống.
-
Món ăn nhiều dầu mỡ:
- Cơm rang, mỳ xào, hải sản xào: Rượu vang đỏ vừa và đậm.
-
Món thú rừng:
- Thịt cừu nướng, thịt bò xào: Rượu vang đỏ đậm vị, không quá trẻ.
-
Món tráng miệng:
- Hoa quả tươi, chè thạch: Rượu vang trắng ít ngọt.
-
Món chay:
- Uống một chút vang có vị vừa phải, độ cồn không quá cao trước khi thưởng thức các món ăn được làm từ rau, củ, quả.
Hi vọng rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có cái nhìn mới về cách kết hợp rượu vang với món ăn Việt. Hãy cởi mở và trải nghiệm những chai rượu vang ngon thơm trên thế giới.
Thông tin liên hệ :
- Hotline: 0978 406 415
- Website: https://ruoungoaihn.com
- Địa chỉ: 1 Hàng Da, Hoàn Kiếm, Hà Nội